Táo và bệnh tiểu đường loại 2

Táo rất giàu quercetin và pectin, cả hai đều được cho là đã cung cấp cho táo những lợi ích sức khỏe của con người. Nhiều nghiên cứu tổng thể cho thấy những lợi ích khi thêm táo vào chế độ ăn uống. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để bạn có thể hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của táo và bệnh tiểu đường loại 2.

1. Bệnh tiểu đường loại 2
Bệnh tiểu đường là một bệnh do rối loạn chuyển hóa với đặc điểm như tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển hóa carbohydrate, mỡ, protein do hậu quả của khiếm khuyết insulin hoặc khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả 2. Bệnh tiểu đường chia làm 2 type, thiếu hụt insulin tuyệt đối (người bệnh sẽ phụ thuộc insulin) sẽ thuộc tiểu đường type 1 và thiếu insulin tương đối (không phụ thuộc insulin) được gọi là tiểu đường type 2 - là dạng tiểu đường phổ biến nhất trên thế giới.

Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2 theo ADA (Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ):

HbA1c ≥ 6.5%. HbA1c cho biết lượng đường trung bình trong máu trong 2-3 tháng qua. Đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán đái tháo đường type 2. Trước khi chẩn đoán HbA1c, bệnh nhân không cần nhịn ăn. Nếu HbA1c từ 5.7-6.4% thì được coi là tiền đái tháo đường. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, các bác sĩ lâm sàng vẫn coi mức HbA1c quyết định tiền đái tháo đường là 6.1-6.4%.
Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126mg/dL. Xét nghiệm được thực hiện vào buổi sáng, trước khi ăn sáng. Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm. Mức tiền đái tháo đường là 100-125 mg/dL.
Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: Sau 2 giờ làm xét nghiệm, lượng đường trong máu ≥ 200 mg/dL. Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán tiền đái tháo đường nếu nồng độ đường huyết từ 140-199 mg/dL.
Nồng độ glucose huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dL.
Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
2. Bị bệnh tiểu đường ăn táo được không?
Táo là một loại quả được sử dụng ở nhiều nơi, có thể coi là một món ăn nhẹ bổ dưỡng. Tuy nhiên lượng đường và carbohydrate trong táo tốt hay xấu đối với người bị tiểu đường, có ảnh hưởng tới lượng đường trong máu của người bệnh hay không?. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), mặc dù trong táo và các loại quả khác đều có chứa một lượng đường nhất định những loại đường này không ảnh hưởng gì tới người mắc bệnh tiểu đường.

Một quả táo trung bình, nặng khoảng 182 g, chứa khoảng: nước: 155,72g; năng lượng: 95 calo; chất đạm: 0,47 g ; chất béo: 0,31 g; carbohydrate :25,13g . Ngoài ra có tới 18,91g đường; chất xơ: 4,4 g; canxi: 11,00 miligam (mg); sắt: 0,22 mg; magiê: 9,00 mg; phốt pho: 20 mg; kali 195 mg; natri: 2 mg; kẽm: 0,07 mg; vitamin C: 8,4 mg; vitamin A, vitamin E và vitamin K và các loại vitamin B khác nhau, bao gồm 5 microgam (mcg) folate.
Do những người mắc bệnh tiểu đường cần phải theo dõi lượng carbohydrate của họ để đảm bảo lượng đường trong máu luôn ổn định trong suốt cả ngày. Hầu hết đường trong táo ở dạng fructose tự nhiên, khác với đường tinh chế và đường chế biến có trong thực phẩm đóng gói như socola và bánh quy. Trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ đã chỉ ra một đánh giá vào năm 2017, đánh giá cho thấy việc thay thế glucose hoặc sucrose bằng fructose có thể giúp lượng đường và insulin trong máu ít hơn sau bữa ăn. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại thực phẩm nếu có đường thì nên sử dụng đường fructose tốt cho cơ thể hơn là các loại đường khác. Bên cạnh đó, táo còn chứa chất xơ và cung cấp một số chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Trong báo cáo của USDA cho biết, một quả táo trung bình chứa khoảng 4 gram chất xơ, và chất cơ này giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường trong cơ thể, có thể giúp ngăn ngừa sự gia tăng đột biến của đường và insulin. Ngoài ra, nên kết hợp trái cây với chất béo hoặc protein lành mạnh giúp giảm mức tăng đột biến của lượng đường trong máu và khiến người bệnh có cảm giác no lâu hơn. Vậy nên với một quả táo cũng khiến người ăn cảm thấy no do có sự kết hợp giữa chất xơ, nước và chất dinh dưỡng
Chỉ số đường huyết (GI) là nồng độ glucose có trong máu, là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh tiểu đường. Chỉ số này giúp so sánh các loại thực phẩm theo khả năng chúng gây ra sự gia tăng đột biến của lượng đường trong máu. Đường trong thực phẩm được đặt trong khoảng giá trị từ 0 đến 100, trong đó có nước là có điểm số thấp nhất và glucose là điểm số cao nhất. Cơ thể hấp thụ nhanh chóng carbohydrate và đường từ thực phẩm có chỉ số GI cao, chẳng hạn như bánh kẹo, đồ uống có đường,... Carbohydrate từ thực phẩm có chỉ số GI thấp đi vào máu chậm hơn, do đó có nguy cơ tăng chỉ số đường huyết tăng đột biến thấp hơn. Điểm số chỉ số đường huyết của táo khoảng 36, được coi là một chỉ số thấp. Các flavonoid cụ thể, chẳng hạn như quercetin, có trong táo, những chất này có thể giúp cải thiện mức đường huyết. Trong một đánh giá từ năm 2011 cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn táo và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Như vậy, táo có thể có tác động tương đối thấp đến lượng insulin và lượng đường trong máu trong cơ thể. Điều này làm cho táo trở thành loại trái cây thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường ở mức độ vừa phải.

Như vậy, táo là một lựa chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có thể là một món ăn nhẹ bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Chúng sẽ có tác động tối thiểu đến lượng đường trong máu và mức insulin, khiến chúng trở thành một lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu và mức insulin sau khi ăn táo có thể giúp một người biết táo sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào. Mọi người nên luôn ăn nhiều loại thực phẩm tươi tốt cho sức khỏe. Mọi người nên chọn táo tươi hơn là các sản phẩm làm từ táo, vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ hơn và không thêm đường.

 

Thông tin liên quan